Quy trình thi công cơ bản trên đồ gỗ:

  • Bàn, ghế, giường tủ, cầu thang, đồ thờ, hoành phi, tượng, tranh, sàn… Nhà cột, nhà gỗ, cửa, sàn, trần…
  • Đồ gỗ sản xuất theo dây chuyền công nghiệp
  • Đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em

Hệ thống sơn

  • Bả lấp tom
  • Sơn lót Orika B1 hoặc B2
  • Sơn phủ Orika (phú màu hoặc phủ bóng, tùy yêu cầu sản phẩm)

Yêu cầu bề mặt, hoặc xử lý phôi

  • Bề mặt gỗ cần được làm nhẵn bằng giấy nhám P180-P240 .
  • Với các phôi gỗ bị khuyết tật cần được xử lý kỹ hơn bằng các phương pháp rặm, vá, bả. Sau khi nhám bề mặt gỗ phải đảm bảo nhẵn, mịn.

Dụng cụ thi công

  • Quét: Cọ, chổi.
  • Lau: Khăn, giẻ ẩm.
  • Phun: Súng phun, máy phun sơn.

Quy trình tham khảo

Bước 1: Xử lý bề mặt gỗ thật kỹ, bả lên bề mặt gỗ, lấp ghim gỗ sau đó chờ khô

Bước 2: Dùng giấy nhám 240 chà lại bề mặt gỗ, làm sạch bụi

(Từ bước 3, bước 4 có thể triển khai theo các cách thức sau)

Bước 3: Phun sơn lót
– Tỷ lệ pha sơn chung: Pha hỗn hợp theo tỷ lệ 3 Sơn lót Orika 6005 – B1 với 1
chất làm cứng và tùy điều kiện cho thêm 10-15% nước sạch.
– Sơn lót lần 1: Phun sơn đều 2 lượt, để khô 1 đến 2 tiếng, sau đó xả nhám
bằng giấy nhám P320.
– Sơn lót lần 2: Tương tự như lần 1, để khô 1 đến 2 tiếng, xả nhám bằng giấy
nhám P320 – P400 thật mịn.
– Có thể sơn lót lần 3 tùy theo yêu cầu, chờ khô tiếp tục chà nhám bằng giấy
nhám 320.
Bước 3: Lau sơn lót
– Tỷ lệ pha sơn chung: Pha hỗn hợp theo tỷ lệ 3Orika 6005 – B1 với 1 chất làm
cứng và tùy điều kiện cho thêm 10-15% nước sạch.
– Sơn lót lần 1: Lau sơn đều tay, để khô 1 đến 2 tiếng, sau đó xả nhám bằng giấy
nhám P320.
– Sơn lót lần 2: Tương tự như lần 1, để khô 1 đến 2 tiếng, xả nhám bằng giấy
nhám P320 – P400 thật mịn.
– Có thể sơn lót lần 3 tùy theo yêu cầu lấp tom gỗ, chờ khô tiếp tục chà nhám
bằng giấy nhám 320.
* Ưu điểm của sơn lau: Càng lau nhiều, lau nhanh lớp sơn càng bóng mịn, đẹp.
Bước 4: Sử dụng cách thức phun màu
– Pha sơn phủ với chất làm cứng theo tỉ lệ 5 sơn:1 chất làm cứng,
pha thêm 10-15% nước sạch.
– Phun sơn phủ màu đều lên bề mặt phôi sản phẩm từ 2-3 lượt sơn,
sau đó dặm lại những vùng nhạt cho đến khi đều màu sản phẩm, và chờ khô.
Bước 4: Sử dụng cách thức lau sơn màu
– Pha hỗn hợp sơn lau Orika 6002 – A1 – Chất làm cứng – Nước sạch theo tỷ
lệ 5-1-4,
hoặc pha hỗn hợp sơn lau Orika 7004 – A2 – Nước sạch theo tỷ lệ 3:1
– Dùng khăn ẩm hoặc giẻ ẩm lau đều sơn lau Orika lên bề mặt phôi gỗ
1 đến 2 lần tùy yêu cầu. Sau đó dặm lại những vùng nhạt cho đến khi
đều màu sản phẩm, và chờ khô.
*Lưu ý:
+ Thời gian khô mỗi lớp từ 1 đến 2 tiếng có thể xả nhám.
+ Nên dùng giấy nhám mịn P400-P600.
+ Càng thi công nhiều lớp bề mặt sản phẩm càng nhẵn, trơn.

Bước 5: Phun bóng

  • Phun sơn phủ bóng đều lên bề mặt phôi sản phẩm từ 2 – 3 lượt sơn.
  • Cách mỗi lượt phun bóng cần dùng giấy nhám mịn 1500 chà nhẹ bề mặt trước khi phun lớp tiếp theo.
  • Chờ 3 – 4 tiếng khô hoàn thiện sản phẩm.

Ghi chú:

  • Có thể thực hiện bằng cách thức sử dụng chổi quét, đơn giản, dễ thi công, phù hợp với gia chủ muốn tự sửa chữa đồ gỗ trong gia đình.
  • Có thể tối giản các bước thi công để phù hợp với yêu cầu của sản phẩm

Cách thức và quy trình thi công sơn Orika vô cùng linh hoạt: Với mỗi loại sản phẩm đặc thù, ứng dụng khác nhau, có thể thêm hoặc bớt các công đoạn thi công, lựa chọn cách thức, quy trình thi công sao cho phù hợp với tính năng và yêu cầu về kỹ thuật của sản phẩm.